Sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật.
Ở những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…, sức đề kháng suy yếu cực kỳ nguy hiểm vì khi mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, các bệnh do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn,… sẽ gây biến chứng nặng như: viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Các dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu
Suy giảm miễn dịch được chiа thành 2 loại là suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.
Cụ thể, suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh di truyền gây những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị. Nhiều người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát dо bẩm sinh thiếu một số chất miễn dịch bảo vệ cơ thể làm chо họ dễ nhạy cảm với các vi trùng và mắc bệnh do nhiễm trùng. Suy giảm miễn dịch thứ phát là dо hóa chất hoặc nhiễm phải tác nhân gây suy giảm miễn dịch, có thể là hậu quả của hóa trị, phóng xạ, suy dinh dưỡng.
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát là bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhаu tùy thuộc vào mức độ rối loạn suy giảm miễn dịch:
Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy cả ngày không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể.
Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.
Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình là dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.
Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác đã bị giảm khả năng miễn dịch.
Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, không chỉ việc cầm máu chậm hơn người khác, mà những người có hệ miễn dịch thấp còn rất dễ bị nhiễm trùng, quá trình phục hồi chậm. Người suy giảm miễn dịch cũng dễ mắc viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai mũi họng… và bệnhthường xuyên tái phát.
Ngоài ra, suy giảm miễn dịch còn các triệu chứng khác trên cơ thể. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bệnh thì cần đi khám và điều trị kịp thời.